Báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2018, dự báo 3 tháng cuối năm 2018


  • Tổng quan tình hình giá cả thị trường:

Tháng 9/2018: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2018 tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,2% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,57%; CPI quý III năm 2018 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.

            So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá: nhóm giáo dục tăng 5,07%; Giao thông tăng 0,82%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,2%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,11%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,08%.

            Chỉ số giá vàng tháng 9/2018 giảm 0,97% chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,1% so với tháng 8/2018.

  •    9 tháng đầu năm 2018:

            CPI bình quân biến động theo hướng tăng dần qua các tháng từ mức 2,65% (tháng 1) tiến dần đến mức 3,01% (bình quân 5 tháng), tăng với tốc độ nhanh hơn trong 2 tháng gần đây theo mức 3,45% (bình quân 7 tháng) và tăng chậm lại trong 2 tháng gần đây lên mức 3,57% (bình quân 9 tháng). Mức tăng CPI bình quân tăng nhanh trong các tháng giữa năm chủ yếu do mặt bằng giá của tháng 5, tháng 6, tháng 7 năm 2017 ở mức thấp trong khi mặt bằng giá các tháng 5,6,7 năm 2018 ở mức cao hoặc chỉ giảm nhẹ.

            Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo trong đó, một số yếu tố làm gia tăng sức ép lên mặt bằng giá mang tính quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng tăng cao vào dịp lễ, tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường sau tết. Trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục và hiện đang ở mức cao; giá LPG tăng theo diễn biến giá thế giới; giá vật liệu xây dựng tăng trong các tháng gần đây; giá điện nước lũy tiến tăng vào mùa nắng nóng, giá một số dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trong các tháng cao điểm du lịch…

            Về tác động của việc điều hành giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường: giá dịch vụ y tế tăng 2,54% trong tháng 3 nhưng giảm 7,58% trong tháng 7 nên tổng tác động làm giảm CPI trong 9 tháng đầu năm; giá dịch vụ giáo dục tăng tập trung từ tháng 8 và tháng 9 là thời điểm bắt đầu năm học mới.

Nhìn chung, tình hình lạm phát 9 tháng đầu năm diễn biến theo như dự báo và nằm trong kịch bản của Ban chỉ đạo điều hành giá đưa ra từ đầu năm.

(Cục QLG )


Tin liên quan

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

skype: taina1123

Thống kê truy cập

Đang online:

Hôm nay:

Hôm qua:

Tháng này:

Tháng trước:

Tổng số truy cập: